Công việc của thợ hàn là gì? Những kỹ năng cần có ở thợ hàn

Bạn đã biết công việc của thợ hàn là gì và những kỹ năng cần có của nghề chưa? 

Đến với PNL Welding, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể, để bạn có định hướng nghề nghiệp cho mình.



Thợ hàn là gì?

Nếu bạn đang trong giai đoạn chọn nghề và không biết thợ hàn là gì, thì có thể hiểu như sau: Thợ hàn là người dùng một thiết bị chuyên dụng để gắn kết các mảnh kim loại lại với nhau. Ngoài ra, thợ hàn còn làm công việc khác như cắt những vật kim loại thành các phần nhỏ hơn.

Hiện nay, có rất nhiều kiểu hàn khác nhau bao gồm: Hàn TIG (GTAW), hàn MIG/MAG (GMAW), hàn điện cực lõi thuốc (FCAW), hàn Plasma (PAW), hàn que (SMAW), hàn điện áp lực, hàn chìm (SAW).

Khi làm thợ hàn có thể bạn sẽ vừa hàn vừa mài, các thiết bị thường được cắt bằng ngọn lửa hàn, máy tạo hình kim loại (như kéo, duỗi, uốn) cũng được người thợ hàn sử dụng. Khi làm việc, thợ hàn phải chuẩn bị các nguyên liệu để hàn hoặc cắt. Họ là người quyết định kiểu hàn nào là phù hợp, làm thế nào để sử dụng thiết bị một cách an toàn, làm thế nào để làm việc theo quy trình công nghệ, và những kỹ thuật hàn để kiểm soát chất lượng mối hàn.

Thường Thợ hàn tìm việc Tp HCM hay thợ hàn tìm việc tại Hà Nội đều tập trung chủ yếu ở các nhà máy sản xuất kết cấu thép, nồi hơi, máy móc hạng nặng, tàu thủy, máy bay. Ngoài ra, thợ hàn cũng làm việc trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, dầu khí, cơ khí chế tạo, lâm nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng,…

Công việc của thợ hàn là gì?

Nếu bạn là một thợ hàn cần tìm việc, bạn nên biết những trách nhiệm công việc của thợ hàn là gì? Và dưới đây là những công việc cụ thể của người thợ hàn:

  • Đọc bản thiết kế và bản vẽ, lấy số đo để lên kế hoạch cũng như quy trình hàn.
  • Xác định thiết bị chuyên dụng hoặc phương pháp hàn thích hợp dựa trên yêu cầu.
  • Xác định các bộ phận cần hàn theo thông số kỹ thuật.
  • Sử dụng máy mài góc đối với các bộ phận nào cần hàn.
  • Sử dụng compa, thước kẻ, các miếng kẹp,… để điều chỉnh kích cỡ của các bộ phận cần hàn.
  • Sử dụng thiết bị hàn chuyên dụng để hàn.
  • Kiểm tra, đánh giá các bộ phận đã hàn xem đã thực sự ổn chưa, còn cần hàn thêm chỗ nào nữa.
  • Bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.


Một số kỹ năng cần có của người thợ hàn

Dưới đây là một cố kỹ năng cần có của một người thợ làm công việc hàn, bạn nên nắm bắt và trang bị đầy đủ cho mình. Một mức lương cao xứng đáng sẽ dành cho bạn, nếu bạn đạt được tất cả các kỹ năng này:

  • Có kinh nghiệm làm thợ cơ khí
  • Có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ hàn chuyên dụng và hiểu biết về các kiểu hàn như: TIG, MMA,
  • Có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ như: máy cưa, thước vuông, compa.
  • Có thể đọc và hiểu được các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật.
  • Hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn, các loại trang phục bảo hộ phù hợp với nghề thợ hàn.
  • Khéo léo và tỉ mỉ
  • Thành thạo tiếng anh chuyên ngành và có các chứng chỉ đào tạo liên quan đến công việc thợ hàn là một lợi thế.


Trường hợp, nếu bạn không có đầy đủ các kỹ năng nêu trên thì bạn vẫn có thể làm thợ hàn ở cấp bậc thấp hơn như nhân viên,… Chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, biết cách hàn và nắm được những an toàn lao động cơ bản của nghề thợ hàn là bạn sẽ có được công việc liên quan phù hợp với mình. Thợ sắt cũng là một gợi ý nghề nghiệp phù hợp nếu bạn có kiến thức và kỹ năng hàn cắt tốt đấy!


Một số lưu ý khi làm việc dành cho thợ hàn

Vấn đề an toàn lao động trong quá trình hàn cắt luôn là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Vì đây được coi là ngành công nghiệp nặng cũng khá nguy hiểm, cần đảm bảo an toàn khi làm việc. Vậy để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc người thợ hàn cần chuẩn bị những gì và thực hiện nó ra sao?

  • Các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi làm việc cho thợ hàn
  • Các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn khi làm việc cho thợ hàn
  • Hệ thống điện nguồn, điện áp vào đã đúng chưa. Cầu dao có an toàn không?
  • Máy hàn có hoạt động bình thường không?
  • Kiểm tra và vặn chặt các ốc vít trên máy, đảm bảo máy chạy êm không rung động, không để phóng điện do vít không chặt,…
  • Đường dây cáp hàn có cách điện tốt không? Bố trí chạy dây cáp hàn phải gọn, không gây vướng đường đi lại dễ vấp ngã sinh tai nạn,…
  • Các máy hàn phải đặt đúng vị trí, không để bị nghiêng vênh dễ đổ ngã… Làm sạch bụi bằng khí nén, lau dầu mỡ bám dính trên máy có thể sinh cháy, gây nổ.
  • Khi sửa chữa máy, khi cần chỉnh đổi dòng điện hàn (bằng cách thay đổi số vòng dây hay thay đổi điện áp, hoặc đấu lại dây) thì nhất thiết phải cắt điện cầu dao, công nhân phải đeo găng tay cách điện.
  • Hết giờ làm việc nhất thiết phải ngắt cầu dao máy hàn và cầu dao chính.


Với những chia sẻ cũng như giải đáp về thợ hàn là gì, cùng một số thông tin liên quan về nghề thợ hàn. Việc Làm Tốt cho rằng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề tìm việc làm thợ hàn mới nhất. Công việc nào cũng có những khó khăn, vất vả riêng, nếu bạn thấu hiểu và chấp nhận bạn sẽ hoàn thành nó một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn